TIN TỨC

Hôi miệng khi niềng răng? Phải làm sao?

Hôi miệng khi niềng răng là bệnh lý xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đây là tình trạng không hiếm gặp, khiến người niềng gặp nhiều bất cập trong cuộc sống. Đặc biệt là khi phải tiếp xúc với người khác. Do đó, bạn cần đến Nha khoa uy tín thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây ra.

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng còn được gọi là “kỵ khí”. Loại vi khuẩn kỵ khí này tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi rất khó chịu. Hôi miệng là do sự tích tụ của vi khuẩn trong mảng bám giữa kẻ răng, lưỡi và cổ họng. Từ đó tạo ra khí có mùi hôi. Đặc biệt là những người bị sâu răng, viêm tủy răng hoặc viêm nướu, viêm nha chu thường rất dễ bị hôi miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Tình trạng hôi miệng thường xuất hiện khi bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng. Tuy hôi miệng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nó lại là rào cản vô hình làm cản trở giao tiếp hàng ngày và công việc làm ăn của mọi người.
Xem thêm: Địa điểm niềng răng chất lượng tại Nha Trang 

hoi-mieng-khi-nieng-rang-phai-lam-sao

  • Hôi miệng phụ thuộc vào lượng nước bọt tiết ra khi nhai và nuốt.
  • Chất hơi lưu huỳnh thấm dần vào các mô mềm của miệng. Hôi miệng xảy ra khi nước bọt và các mô mềm trong miệng không đủ sức để giữ chất lưu huỳnh. Làm xông ra, và gây hôi miệng.
  • Vi khuẩn trong miệng sinh sôi theo từng loại, cộng thêm cách vệ sinh, thói quen ăn uống cũng như lượng nước bọt tiết ra.
  • Các yếu tố môi trường như thay đổi nhiệt độ, ẩm ướt, đồ ăn thức uống, hay độ cường toàn pH đều ảnh hưởng đến tình trạng hôi miệng.
  • Niềng răng cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Do khi đeo mắc cài, bạn sẽ khó có thể vệ sinh răng miệng sạch hoàn toàn. Các mảng bám thức ăn thường có xu hướng mắc kẹt giữa các kẽ răng và mắc cài. Từ đó làm hơi thở có mùi hôi.

Xem thêm: Chi phí niềng răng tại Nha Trang là bao nhiêu? 

Hôi miệng khi niềng răng? Phải làm sao?

Ngoài nhiều nguyên nhân trực tiếp gây ra hôi miệng như sâu răng, viêm tủy, hay viêm nha chu,… Cũng như do căng thẳng thần kinh và sử dụng chất kích thích. Niềng răng cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây hôi miệng nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách trong quá trình niềng.

Niềng răng là một thủ thuật Nha khoa được biết đến với kĩ thuật sử dụng các khí cụ bằng các vật liệu khác nhau để điều chỉnh sự lệch lạc của răng. Đây là phương pháp chỉnh nha nhằm giải quyết các tình trạng răng lệch lạc. Nhằm mang lại khuôn mặt cân đối và hài hòa sau khi kết thúc niềng răng.

hoi-mieng-khi-nieng-rang-phai-lam-sao

Quá trình chỉnh nha thường kéo dài từ 12 tháng đến 36 tháng, tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của hàm. Vào loại hình điều trị chỉnh nha mà bạn lựa chọn. Chính vì kéo dài trong thời gian lâu như vậy nên sẽ gây bất tiện cho việc ăn uống. Thức ăn từ đó dễ dàng giắt vào các mắc cài, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ và gây hôi miệng.

Để hạn chế và loại bỏ tình trạng hôi miệng, bạn nên tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau chỉnh nha của Bác sĩ.

3 cách chữa hôi miệng hiệu quả khi niềng răng nhờ bài thuốc dân gian

Súc miệng bằng nước lá bạc hà

Bạc hà từ lâu đã được công nhận là một nguyên liệu có tính the mát và khử mùi mạnh mẽ. Súc miệng bằng nước lá bạc hà cũng có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng. Rửa sạch lá bạc hà, cho vào nồi đun sôi với. Sau đó nhắc xuống và dùng làm nước súc miệng sau khi ăn.

hoi-mieng-khi-nieng-rang-phai-lam-sao

Súc miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa cũng là một nguyên liệu dễ tìm, có tác dụng diệt khuẩn. Giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn một cách dễ dàng. Sau khi ăn hoặc sau khi chải răng, bạn hãy lấy 1-2 thìa dầu dừa để súc miệng. Các mảng bám và vi khuẩn sẽ dần bong ra, tình trạng hôi miệng cũng được giảm dần.

Chữa hôi miệng bằng quế

Trong quế có chứa aldehydecinnamic, có khả năng khử hôi miệng nhanh chóng. Theo đó, bạn hãy cho một thìa cà phê bột quế vào nước, đun sôi, gạn lọc lấy nước để súc miệng hàng ngày. Để có hơi thở thơm tho, hãy thử thực hiện thường xuyên 2-3 lần/ ngày.

hoi-mieng-khi-nieng-rang-phai-lam-sao

Khắc phục niềng răng bị hôi miệng bằng biện pháp chuyên khoa

  • Vệ sinh răng miệng hằng ngày.
  • Dùng những lại nước súc miệng có chứa flour.
  • Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, các loại nước chứa màu và gas.
  • Sau khi ăn nên chải răng kỹ càng.
  • Không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc dai. Nhằm tránh tình trạng bong sút mắc cài trong quá trình điều trị.
  • Tránh nhai kẹo cao su vì sẽ làm dính mắc cài, khó lấy ra.

Niềng răng có thể gây hôi miệng do quá trình vệ sinh không đúng cách. Giải pháp tốt nhất là bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ và nên vệ sinh mắc cài định kỳ tại phòng khám nơi bạn chỉnh nha.

Đến với Nha khoa Việt Hàn – địa chỉ chỉnh nha và chăm sóc răng miệng uy tín, bạn có thể biết được chính xác nguyên nhân gây hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả nhất. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn để có được hàm răng hoàn mỹ nhất. Đừng ngần ngại mà hãy tự tin để có thể lấy lại nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt!

hoi-mieng-khi-nieng-rang-phai-lam-sao

Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ niềng răng, bạn hãy liên hệ đến hotline 0787 505 577. Hoặc đăng ký tại đây! Chuyên viên chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn sớm nhất!

 

NHA KHOA VIỆT HÀN
Địa chỉ: 60 Quang Trung, Vạn Thắng, Nha Trang
Hotline: 0787 505 577
Website: nhakhoaviethan.vn
Fanpage:  NhaKhoaVietHanNhaTrang